--> --> --> -->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Gửi bài back-to-top
World Cup Tin nhanh World Cup

Virus lạc đà là gì? Tìm hiểu dịch bệnh khiến Pháp lo lắng trước chung kết World Cup 2022

Thứ sáu, 16/12/2022 12:14 (GMT+7)

Cúm lạc đà được cho là căn bệnh đã ảnh hưởng sức khỏe Adrien Rabiot, Dayot Upamecano và Kingsley Coman. Khả năng ra sân ở trận chung kết World Cup 2022 của 3 cầu thủ đội tuyển Pháp vẫn còn bỏ ngỏ.

-->

Trong trận bán kết World Cup 2022 gặp Morocco, đội tuyển Pháp đã không có sự phục vụ của Rabiot và Coman vì lý do sức khỏe, trong khi Upamecano dự bị suốt 90 phút vì chưa đủ thể lực. Trước đó, các báo cáo cho biết 3 cầu thủ này đã bị sốt và đau họng trong nhiều ngày.

HLV Didier Deschamps đang vô cùng lo lắng về tình trạng của các học trò trước thềm cuộc đụng độ với Argentina trong trận chung kết. Theo vài nguồn tin thân cận với ĐT Pháp, 3 cầu thủ nói trên đã bị nhiễm "virus cúm lạc đà".

Virus lạc đà là gì? Tìm hiểu dịch bệnh khiến Pháp lo lắng trước chung kết World Cup 2022 - Ảnh 1
Rabiot (phải), Coman (trái) cùng Upamecano là 3 cầu thủ của ĐT Pháp bị nghi nhiễm "virus lạc đà".

"Virus lạc đà" là gì?

"Virus lạc đà" là hội chứng hô hấp Trung Đông, có tên gọi chính thức là MERS-CoV, hay cúm lạc đà. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với lạc đà đã mang virus. MERS-Co lần đầu được phát hiện ở Saudi Arabia vào năm 2012.

Virus lạc đà là gì? Tìm hiểu dịch bệnh khiến Pháp lo lắng trước chung kết World Cup 2022 - Ảnh 2
"Virus lạc đà" được cho là nguy hiểm hơn cả COVID-19.

"Virus lạc đà" được cho là còn nguy hiểm hơn cả COVID-19 khi nó chưa có vaccine phòng tránh hay phương pháp điều trị. Các triệu chứng chính của bệnh cúm này là sốt, khó thở, nôn mửa, ho và tiêu chảy, rất giống với triệu chứng của người bị nhiễm COVID-19 và hiện tại nó có tỷ lệ tử vong rất cao.

Tính đến cuối tháng 2/2022, WHO ghi nhận tổng cộng 2.585 trường hợp nhiễm "virus lạc đà" trên toàn thế giới. Trong đó, 890 trường hợp đã tử vong (đạt tỷ lệ 34,4%).

Cách tránh nhiễm "Virus lạc đà" ở Qatar

Bộ Y tế Qatar đã đưa ra một số lời khuyên để ngăn chặn nhiều người mắc bệnh này: "Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sử dụng chất khử trùng tay, tránh tiếp xúc gần với lạc đà và gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng hoặc khó thở".

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá