--> --> --> -->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Gửi bài back-to-top
Bóng chuyền Bóng chuyền Việt Nam

VĐV bóng chuyền Nguyễn Xuân Cường làm khán giả bất đắc dĩ: Chuyên gia nói gì?

Thứ năm, 16/12/2021 10:01 (GMT+7)

Trong trận đấu Thể Công vs TP.HCM, VĐV Nguyên Xuân Cường đã gặp phải chấn thương nặng khiến anh trở thành khán giả bất đắc dĩ theo dõi các đồng đội thi đấu trong phần còn lại của mùa giải.

-->

Chấn thương trong thể thao là vấn đề được nhiều VĐV quan tâm bởi nó ảnh hưởng lớn tới quá trình tập luyện, thi đấu và nhất là thành tích. Trong bóng chuyền, rất nhiều trường hợp chấn thương xảy ra tuy nhiên qua chấn thương mới nhất của Nguyễn Xuân Cường của đội bóng chuyền nam Thể Công tại giải bóng chuyền VĐQG Cúp Bamboo Airways năm 2021 khiến anh phải làm khán giả tại NTĐ Ninh Bình khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.

Qua trao đổi với chuyên gia chăm sóc VĐV - Trần Vũ ngay trên sân sau tình huống chấn thương của Nguyễn Xuân Cường (Thể Công) được anh chia sẻ nhiều xung quanh chấn thương trong thể thao và nhất là trong bóng chuyền. Hiện tại, Trần Vũ đang là Founder/Head Coach của CLB Rehab Private Training tại NhaTrang, Khánh Hòa và săn sóc viên về Massage Therapy cho đội Sanest Khánh Hòa.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Xuân Cường làm khán giả bất đắc dĩ: Chuyên gia nói gì - Ảnh 1
Chấn thương của Nguyễn Xuân Cường trong trận đấu mở màn giải bóng chuyền VĐQG 2021 (ảnh: Cuonqpv)

Thethao.vn: Chào anh, được biết anh cũng trực tiếp chứng kiến chấn thương của Nguyễn Xuân Cường trong trận đấu Thể Công vs TP.HCM vậy quan điểm của anh như thế nào về những chấn thương dạng này của VĐV bóng chuyền?

Chuyên gia chăm sóc VĐV Trần Vũ: Chấn thương của Xuân Cường thực sự lúc đó tôi không kịp quan sát vì nó xảy ra quá nhanh, tuy nhiên nó có 2 vấn đề là khi rơi xuống cái hướng của đầu gối đi tới phía trước nó khác với khi rớt xuống nó bị xoắn. Mặc dù vậy tôi nhận định trường hợp này rơi vào việc đầu gối của Cường bị xoắn dẫn tới tổn thương dây chằng.

Trước những chấn thương dạng này thì anh có đưa là lời khuyên gì cho các VĐV trong quá trình phục hồi sau chấn thương bởi được biết trước đó VĐV này cũng đã từng bị chấn thương gối?

Để một HLV phục hồi đưa ra các liệu pháp thì tùy thuộc vào khối lượng cơ bắp, cũng như đánh giá tổng thể về dây gân cũng như dây chằng của VĐV đó vào thời điểm hiện tại xem chấn thương nó như thế nào. Trước phẫu thuật VĐV cần có lựa chọn phương án thay hay nối dây chằng, phẫu thuật tại đâu nó có rất nhiều vấn đề. Còn vấn đề kế tiếp là phẫu thuật nối dây chằng tất cả đều liên quan tới sau này trong quá trình hồi phục.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Xuân Cường làm khán giả bất đắc dĩ: Chuyên gia nói gì - Ảnh 2
Chuyên gia Trần Vũ theo dõi các VĐV thi đấu (ảnh: Cuonqpv)

Vậy hồi phục sau chấn thương trong bóng chuyền đa số ở Việt Nam là chưa có nhiều. Nhiều VĐV khi gặp vấn đề này thường cứ nghỉ và uống thuốc giảm đau và thấy ổn là trở lại tập luyện. Tuy vậy họ không chú ý tới việc cần xem mình muốn khỏe hơn và nhanh trở lại thi đấu hơn thì phải bắt buộc phải xây dựng khối lượng cơ bắp của những nhóm cơ nhất định mà bạn muốn để cho cơ thể khỏe mạnh. 

Khi cơ khỏe thì nó bám vô xương của mình để trong tập luyện và thi đấu thì phạm vi chuyển động của khớp nó không bị quá tải thì nó sẽ không gây chấn thương. Tiếp theo, khi bạn đã yếu, bạn tập các nhóm cơ như thế bạn sẽ khỏe hơn và tự tin hơn bởi những chấn thương trong bóng chuyền không phải môn đối kháng trực tiếp nên đa số các chấn thương đều do tự mình gây ra.

Vậy các VĐV bóng chuyền cần những bài tập nào đưa ra để hồi phục nhanh nhất sau chấn thương như trường hợp của Cường?

Thứ nhất cần phải nói đó là sự đầu tư của CLB cho VĐV đó sẽ tiếp xúc với các vấn đề phục hồi như thế nào để mang lại lợi ích tối đa. Thứ nữa là bản thân VĐV sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng bởi nó ảnh hưởng lớn tới thành tích của chính bản thân họ.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Xuân Cường làm khán giả bất đắc dĩ: Chuyên gia nói gì - Ảnh 3
Chuyên gia Trần Vũ chăm sóc Lê Quang Đoàn tại Cúp Hùng Vương năm 2021 (ảnh: Cuonqpv)

Theo anh thì vai trò của HLV thể lực và bác sĩ riêng cho các đội bóng chuyền hiện nay như thế nào bởi theo tôi được biết thì gần như chưa CLB nào tại Việt Nam chú trong tới những vấn đề này? Thông thường các thành viên trong BHL sẽ kiêm nhiệm và đa số là không nắm vững chuyên môn.

Các đội thể thao tại những nước tiên tiến họ rất chú trọng tới những vấn đề kể trên. Nó là yếu tố then chốt cho thành tích chung của đội bóng. Bởi những HLV thể lực họ nắm được điểm mạnh, điểm yếu về thể lực của từng VĐV để đưa ra các bài tập cụ thể giúp VĐV đó phát triển và phát huy tối đa sức mạnh trong thi đấu. Tôi lấy ví dụ là một HLV thể lực thì cần phải biết làm sao cho 1 VĐV đang có sức bật 3,40m phải tập làm sao để cải thiện lên tới 3,45 đến 3,50 trong một thời gian ngắn, đơn giản là như thế.

Về bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho đội bóng là tối quan trọng vì họ có thể đưa ra những lời khuyên về sức khỏe, chữa trị chấn thương hoặc hỗ trợ ngay trong trường hợp cần thiết khẩn cấp trong thi đấu. Bản thân tôi khi thấy lực lượng y tế của giải lần này chăm sóc cho Xuân Cường của Thể Công tôi cảm thấy xót xa cho VĐV đó khi chấn thương gối rồi vẫn được yêu cầu đi bộ ra bàn Y tế.

Vâng, xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện nhanh. Chúc anh cùng đội bóng sẽ giành được thành công trong mùa giải hiện tại!

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá