--> --> --> -->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Gửi bài back-to-top
Võ thuật Boxing

Vì sao Boxing Việt Nam lại có những võ sĩ '3 môn phối hợp'?

Thứ ba, 19/04/2022 14:31 (GMT+7)

Một vài VĐV được gọi vui với biệt danh 'võ sĩ 3 môn phối hợp' bởi ngoài Boxing, họ còn phải tập luyện và thi đấu nhiều môn võ khác. Đây là thực trạng chung của nhiều địa phương đào tạo võ sĩ tại Việt Nam.

-->

Ở tuổi 30, Lê Thị Hồng Đào bỏ túi thêm một danh hiệu vô địch quốc gia. Cô giành HCV nội dung 60kg nữ lứa tuổi 19-40 tại Giải vô địch Boxing các đội mạnh toàn quốc 2022 sau khi vượt qua võ sĩ Chung Thủy Mỹ An (Quân Đội 1). Tuy nhiên, Boxing không phải môn võ duy nhất Đào thành thạo.

Những võ sĩ '3 môn phối hợp' của môn Boxing - Ảnh 3
Hồng Đào là kiện tướng 5 môn võ của Việt Nam

Vốn là một VĐV trẻ ở đoàn Tây Ninh, Đào chỉ thực sự bén duyên với thể thao khi chuyển sang tập luyện và thi đấu Võ cổ truyền. Từ đó đến nay, cô gái sinh năm 1992 trở thành hiện tượng có một không hai của võ thuật Việt Nam khi được công nhận là kiện tướng 5 môn võ: Võ cổ truyền, Muay, Boxing, Wushu và Kickboxing.

Đào có thể là trường hợp cá biệt của một VĐV theo đuổi võ thuật khi thi đấu tới 5 môn võ và đều giành danh hiệu kiện tướng, nhưng cô không phải người duy nhất. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quân Đội là những đơn vị hiếm hoi có võ sĩ không thi đấu nhiều hơn 1 môn võ ở cùng một thời điểm.

Những võ sĩ '3 môn phối hợp' của môn Boxing - Ảnh 1
Đỗ Thị Mai (Hải Phòng) vô địch giải Boxing toàn quốc sau khi giành được HCV Kickboxing hồi đầu tháng 3

Với các đơn vị khác, nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, việc một VĐV thi đấu nhiều môn võ không quá hiếm. Trong trường hợp của các đơn vị như Hải Phòng hay Nghệ An, võ sĩ thường thi đấu 3 môn Boxing, Kickboxing và Võ cổ truyền. Điều này cũng áp dụng cho cả những huấn luyện viên chuyên trách.

"Mỗi môn võ như Boxing thường 1 năm chỉ tổ chức 1-2 giải vô địch quốc gia, nên ở địa phương chúng tôi thường phải kiêm nhiệm những môn khác. Thường thì mỗi người phụ trách 2-3 môn cùng thời điểm, tương ứng việc phải dẫn VĐV đi thi đấu 5-6 giải mỗi năm", một HLV chia sẻ.

Những võ sĩ '3 môn phối hợp' của môn Boxing - Ảnh 2
Đức Ngọc (áo xanh) và những VĐV Hà Nội là số ít võ sĩ chỉ tập Boxing đơn thuần

Vì lý do đó, chúng ta sẽ không quá bất ngờ khi thấy một HLV từng làm trưởng đoàn ở một giải đấu Boxing, sau đó lại xuất hiện ở giải Kickboxing, hoặc Võ cổ truyền, Pencak Silat... Điều này xuất phát từ tình hình thực tế của các đơn vị khi VĐV, HLV vẫn phải kiêm nhiệm nhiều môn thi đấu.

Vậy việc phải trở thành "vận động viên 3 môn phối hợp" có làm ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của các võ sĩ hay không? Quan điểm về việc này rất khác nhau. Với những đoàn chỉ đào tạo đơn thuần 1 môn võ cho 1 VĐV, họ cho rằng chuyên môn hóa là điều kiện tiên quyết để đào tạo ra những võ sĩ giỏi.

Với những địa phương sử dụng võ sĩ "3 môn phối hợp", họ vẫn phải cố gắng duy trì thành tích tốt với lực lượng VĐV tương đối mỏng của mình.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá