--> --> --> -->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Gửi bài back-to-top
Esports Liên minh huyền thoại

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2?

Thứ năm, 20/10/2022 18:00 (GMT+7)

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2? Trước đó tại MSI 2022, RNG đã chơi trên cơ T1 để thắng lợi 3-2 chung cuộc, và giờ là cơ hội để T1 báo thù.

Chủ Đề: CKTG LMHT 2022

Hành trình đến với tứ kết

Từng là hai đại diện số một của hai khu vực lớn thư hùng tranh đấu xem ai mới là kẻ mạnh nhất tại MSI vừa qua. Giờ đây, vị thế của hai đội cũng đã có ít nhiều sự thay đổi. Với T1, họ đến với CKTG với cương vị hạt giống số 2 của khu vực Hàn Quốc. Nếu chỉ so sánh từ con số 2 ấy thì T1 cũng không thể là một cái tên yếu được. Tuy nhiên, trước khi CKTG khởi tranh, nhiều người đã không thực sự đánh giá cao đội tuyển giàu truyền thống này, lý do có lẽ là từ trận thua 0 - 3 có phần bạc nhược của họ trước đương kim vô địch GenG Esports.

Để rồi những gì T1 thể hiện tại vòng bảng đã hoàn toàn cuốn phăng các nhận định ấy. Ngoài trận thua đáng tiếc trước FNC, tất cả các ván thắng còn lại của T1 đều mang đậm màu sắc chiến thuật và vô cùng thuyết phục. Điều này khiến mọi người dần có niềm tin rằng chiếc cúp thế giới năm nay có thể sẽ nằm trong tầm tranh chấp của quỷ vương Faker cũng những người đàn em.

Lối chơi của T1 hiện tại có thể nói là không giống với một hạt giống đến từ Hàn Quốc cho lắm khi họ có thời gian trung bình để kết thúc ván đấu chỉ là 26 phút 17 giây, khá nhanh so với mặt bằng chung. Điểm mạnh của họ là việc cả 5 cái tên đều thi đấu rất hòa hợp, trong đó nhân tố sáng nhất chắc chắn phải gọi tên người chơi đường trên 2k4 - Zeus. T1 cũng đang cho thấy mình đang có rất nhiều chiến thuật thay phiên nhưng nhìn chung thì hiệu quả nhất là đánh xung quanh tài năng trẻ này.

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2? - Ảnh 1
T1 đang hừng hực khí thế khi thống trị bảng A

Trong khi đó, đối với Royal Never Give Up, họ thậm chí chỉ là hạt giống thứ 4 của Thiên Triều do chuỗi phong độ thăng trầm trong giải quốc nội. Đã có lúc người ta còn nghĩ LNG Esports mới là cái tên cuối cùng của Trung Quốc. Hành trình của RNG bắt đầu từ vòng khởi động, tại đây, họ rất nhanh chóng khiến người hâm mộ một lần nữa hoài nghi về thực lực của mình khi để thua trước hạt giống số 4 của LCK là DRX và thất thủ 1 ván trước DFM của Nhật Bản trong BO5. Tuy nhiên, khi vòng bảng bắt đầu mới là lúc RNG thực sự lên tiếng.

RNG nằm trong bảng D, bảng đấu mà được người ta gọi vui là GenG và những con mồi của họ. Nhưng cách mà RNG chiến thắng mở màn trước hạt giống số 1 của Hàn Quốc mới khiến cho người ta trầm trồ. 3 - 0 là kết quả thuyết phục của họ tại lượt đi. Ở lượt về, khi không thể thi đấu ở thể trạng tốt nhất do Covid-19, họ đã chịu sự trả thủ của Chovy và đồng đội và chấp nhận vị trí thứ 2. Tuy vậy thì sức mạnh của binh đoàn hoàng gia là không thể xem thường.

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2? - Ảnh 2
RNG là người đã đánh bại T1 tại MSI 2022

Đường trên: Zeus và Breathe

Tại khu vực đường trên sẽ là cuộc đọ tay giữa Zeus và Breathe. Cái tên Zeus có lẽ đã không còn xa lạ nữa, người chơi đường trên của T1 đang là nhân tố được chú ý nhiều nhất của đội tuyển trong khoảng thời gian gần đây. Trong khi đó, Breathe lại là cái tên khá đặc biệt trong cuộc tái đấu lần này vì anh chính là thay thế cho anh chàng Bin trong mùa giải mùa xuân vừa qua của RNG.

Nói về Zeus, có thể khẳng định anh cùng 369 của JD Gaming đang là 2 cái tên đường trên thi đấu tốt nhất tại CKTG hiện tại.Nếu T1 không có Zeus thì hành trình của họ đến với CKTG có lẽ sẽ khó khăn gấp vạn lần. Nói thế không phải phủ nhận công sức của 4 cái tên còn lại nhưng, thực sự thì T1 kể cả trong mùa hè lẫn CKTG đều bay bằng đôi cánh của Zeus.

Trải qua 6 ván đấu tại vòng bảng, Zeus chưa chọn trùng bất kì một vị tướng nào, điều này cho thấy bể tướng của anh là vô cùng rộng và phong phú. Trong meta mà cánh trên đã có tiếng nói hơn so với trước, Zeus ưu tiên phần lớn vào các lựa chọn carry hạng nặng như Fiora, Jayce, Gangplank, hay kể cả lựa chọn Yone thú vị mà hiệu quả. 

Các thông số của anh chàng 2k4 này cũng rất ấn tượng với KDA trung bình là 3.5, sát thương gây ra trên phút là 693.9, chiếm 28.2% sát thương cả đội nhưng chỉ tốn 22.9% lượng tài nguyên. Bên cạnh đó, các chỉ số đi đường trung bình cũng vô cùng đáng chú ý với chênh lệch lính trước phút 15 là + 25.3, con số này với vàng là +1315 còn kinh nghiệm là + 719. 

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2? - Ảnh 3
Breathe sẽ đứng trước thử thách cực đại mang tên Zeus

Trong khi đó, đối thủ của Zeus sẽ là Breathe, một cái tên vẫn chưa chứng tỏ được quá nhiều thực lực của bản thân. Breathe làm tốt nhất chính việc tự sinh tự diệt trên top nhằm tạo được khoảng trống cho Wei chăm sóc Xiaohu và Gala.  Tính cả vòng play-in thì Breathe chỉ mới sử dụng qua 5 vị tướng sau 16 ván thi đấu. Và như đã nói thì meta hiện tại ủng hộ những con tướng top carry nhiều hơn nên Breathe cũng được giao cho những con bài như Aatrox, Jax hay Fiora. 

Dù vậy + Breathe đang không có tỉ lệ thắng đường cao. Cụ thể, chênh lệch lính, vàng và kinh nghiệm của đường trên RNG ở phút 15 lần lượt là - 9.4, + 61 và - 242. Các thông số khác cũng chỉ dừng lại ở mức ổn với KDA 3.4, sát thương trên phút là 415.5, chiếm 20.1% toàn đội khi nhận đến 22.7% lượng tài nguyên. Nhìn chung Zeus là người được đánh giá cao hơn hẳn.

Đi rừng: Oner – Wei

Từng được xem như là một cái tên ổn định và luôn có những bước tiến chậm mà chắc trong 4 chàng kỵ sĩ nhà T1, Oner trong vòng bảng vừa qua lại khiến mọi người không khỏi lo lắng. Trong 6 trận đấu vừa qua tại vòng bảng, Oner chỉ sử dụng đúng 3 vị tướng là Lee Sin, Viego và Sejuani. Điểm cộng của Oner là việc anh chàng này đang có phong độ trừng phạt vô cùng tốt khi liên tục giữ mục tiêu quan trọng cho T1.

Lối chơi nhường tài nguyên của Oner cũng thể hiện rõ trong chỉ số của anh chàng khi chênh lệch chỉ số quái vật và vàng của Oner ở phút thứ 15 là - 3.3 và - 54. Tuy nhiên, với lối đánh bảo kê đồng đội, sẵn sàng có mặt tại giao tranh thì chỉ số kinh nghiệm của Oner vẫn được đảm bảo ở con số + 58. KDA cũng Oner khá tốt với con số 5.5, số lượng tham gia hạ gục của Oner cũng ở mức ổn với 64.7%. 

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2? - Ảnh 4
Cả Wei & Oner đều có những tác động khác nhau lên bản đồ

Phía bên kia chiến tuyến, đối thủ của Oner chính là Wei, nhân tố sáng giá nhất tại RNG hiện tại và cũng là kẻ đã cho Oner ăn hành tại chung kết MSI vừa qua. Với khả năng di chuyển kiểm soát bản đồ vô cùng tốt, Wei luôn âm thầm tạo ra ưu thế cho đội tuyển một cách rất trực quan. Bể tướng của Wei khá linh động, từ con bài carry như Graves đến đấu sĩ như Vi hay Viego hay cả tanker như Maokai thì anh vẫn thể hiện tốt.

Thông số của Wei cũng ở mức khá tốt với KDA 5.9, điểm tầm nhìn 2.16, tỉ lệ tham gia hạ gục là 63.3%. Chênh lệch ở phút thứ 15 của Wei rất tốt với chỉ số quái vật - 5,3, + 143 vàng và dương + kinh nghiệm. Có thể thấy Wei đang là cái tên đóng góp nhiều hơn cho toàn đội, nhưng lối đánh xoay quanh Zeus của Oner không thể xem thường.

Đường giữa: Faker – Xiaohu

Không giống với sức trẻ trong những vị trí khác, trục xương sống của cả hai đội sẽ được trấn giữ bởi hai lão tướng Faker và Xiaohu. Trải qua hàng loạt thăng trầm trong sự nghiệp, giờ đây, người ta đã không còn xem Faker là người chơi đường giữa số 1 thế giới nữa. Điều này đã phần nào khẳng định được rằng trình độ của Faker có thể không thể so bì cũng những mid laner đình đám hiện tại nhưng với độ tinh quái thì anh chàng vẫn biết cách khiến người khác nể phục.

Tại CKTG năm nay, Faker đã mang ra tổng cộng 4 lựa chọn gồm Akali, Sylas, Lissandra và Viktor. Việc chỉ đem ra 4 tướng có lẽ chỉ là chiến thuật của đội và một phần thì Faker cũng không còn tay to như xưa nên làm anh sẽ hướng đến những lựa chọn mở giao tranh, quấy nhiễu đội hình team địch và làm nền cho đàn em thôi.

Nhìn vào chỉ số đi đường, có thể nói là Faker đã thở rất nhiều oxi trong giai đoạn trước phút thứ 15 với loạt chênh lệch toàn âm, - 7.5 lính, - 381 vàng và - 372 kinh nghiệm. Các chỉ số giao tranh của tài năng trẻ 2k2 này cũng chỉ ở mức trung bình khá với KDA 3.9, sát thương trên phút là 532.7, chiếm 21.5% toàn đội, con số này vẫn ổn với một vị trí chỉ nhận 19.4% lượng tài nguyên. Điều này cũng phản ánh một phần lối chơi hướng đến việc di chuyển tạo lợi thế cho đàn em của Faker.

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2? - Ảnh 5
Faker vs Xiaohu - kèo đấu kinh điển qua mọi kỳ CKTG

Tương tự như Faker, Xiaohu cũng đã là một lão tướng gắn bó với RNG nhiều năm. Theo một cách nào đó, lối chơi hiện tại của Xiaohu cũng khá giống với Faker khi anh chàng ưu tiên những lựa chọn make play, kiểm soát và khuấy động giao tranh với những vị tướng như Galio, Akali hay Ahri. Bên cạnh đó, con bài Lissandra cũng có thể coi là một tướng tủ của anh chàng mới khả năng bắt chết bất kì kẻ đi nào lơ là, hay đặc biệt một đội hình co cụm.

Chỉ số của Xiaohu tương tự Faker, chênh lệch ở phút 15 của Tiểu Hổ lần lượt - 14.6 lính, - 472 vàng và âm - kinh nghiệm. Đổi lại, chỉ số giao tranh của Xiaohu nhỉnh hơn so với Faker với KDA 4.8, sát thương trên phút là 501.5, chiếm 24.7% sát thương cả đội khi chỉ nhận 21.2% tài nguyên.

Đường dưới: Gumayusi và Keria - Gala và Ming

Cặp đôi Gumayusi và Keria sau khoảng thời gian ngụp lặn trong sự trồi sụt phong độ, giờ đây đã có thể dõng dạc tuyên bố rằng, chúng tôi đã trở lại và lợi hại hơn xưa. Với hàng loạt màn trình diễn chói sáng, cặp đôi nhà T1 đã liên tục cho các fan lẫn antifan trầm trồ, mắt chữ A mồm chữ O, đặc biệt là xạ thủ từng mang danh tier 2 tốn lính Gumayusi. 

Về riêng thái tử Gumiyusi, anh chàng đã cải thiện được bể tướng của bản thân với nhiều lựa chọn meta hơn. Guma cũng đã tự tin hơn trong nhiều pha xử lí cá nhân, dám bắn, dám xả damage mà không sợ ai cả. Trong khi đó, người chơi cùng đường của Guma là Keria cũng đã giải tỏa được phần nào áp lực cảnh dưới và trở lại với phong độ thi đấu của mình. Cặp đôi này cũng thường xuyên thắng đường và tạo áp lực ra nhiều lane khác, người người xem không khỏi nhớ lại thời mùa xuân khi mà họ càn quét LCK.

Về chỉ số, mọi thông số của hai anh chàng này đều ở mức ổn đến tốt. Với Guma, thông số nổi bật nhất của anh chàng có lẽ là những chỉ số đi đường trước phút 15 khi mọi con số đều dương, +18.3 lính, + 906 vàng và +254 kinh nghiệm. KDA của xạ thủ T1 top 1 vòng bảng với con số 18.3. Đổi lại thì chỉ số vàng chuyển hóa thành sát thương của anh vẫn là 1 chút vấn đề khi Gumayusi gây ra tổng cộng 26.1% sát thương toàn đội khi nhận đến 26% lượng tại nguyên.

Người đồng đội của anh là Keria cũng sở hữu KDA rất tốt là 15.4. Bên cạnh đó, anh chàng là còn nguồn bù đắp lại lượng tầm nhìn mà Oner đang bị thiếu hụt với 2.16 điểm tầm nhìn mỗi phút. 

Nhận định Tứ kết CKTG 2022 T1 – RNG: Cái kết nào cho duyên nợ của cả 2? - Ảnh 6
Ở MSI Gala & Ming đã chơi trên cơ Gumayusi & Keria

Trong khi đó, dù lối chơi của RNG có như thế nào thì Gala vẫn sẽ là ngòi nổ chủ chốt của đội hình binh đoàn hoàng gia. Gala từ lâu cũng đã nổi tiếng là siêu xạ thủ với khả năng bắn vô cùng tốt trong giao tranh; trong khi đó, hỗ trợ Ming đã vang danh từ thời ma Uzi còn thi đấu với khả năng giúp xạ thủ của mình tỏa sáng nhất có thể.

Bể tưởng xạ thủ hiện tại cũng phần nào ủng hộ Gala khi gần như mọi vị tướng mạnh trong meta, anh chàng đều sử dụng được tốt. Nếu không phải vì trong bảng D có một Ruler quá lực thì Gala có lẽ sẽ tỏa sáng hơn nữa trong CKTG năm nay. Trong khi đó, Ming với nhiều năm kinh nghiệm thi đấu cũng có cho mình một lượng tướng đủ nhiều để thích nghi với mọi meta. Từ đây, có thể nói, cánh dưới của RNG chỉ phụ thuộc vào việc Gala có muốn “cười” trong ngày hôm đó hay không mà thôi.

Gala không có chỉ số đi đường vượt trội như Gumayusi khi các chênh lệch ở phút thứ 15 của anh chàng chỉ ở mức thắng đường với mọi con số đều dương. Tuy nhiên, Gala lại hơn hẳng Guma ở việc chuyển hóa tiền thành sát thương. Cụ thể, xạ thủ RNG gây ra 674.7 sát thương mỗi phút, tương đương 31.5% sát thương toàn đội khi nhận được 24.3% lượng tài nguyên. KDA của Gala cũng ở mức ổn với con số 7.1

Nhìn chung Gumayusi & Gala là kèo đối đầu duyên nợ tái hiện chung kết MSI 2022, 4 tháng trước Gala đã bắn tan Gumayusi, và giờ chính là lúc mà xạ thủ trẻ nhà T1 lên tiếng, lấy lại những gì đã mất vào tay đối thủ.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá