--> --> --> -->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Gửi bài back-to-top
Esports Liên quân Mobile

Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu?

Thứ sáu, 15/07/2022 08:34 (GMT+7)

Trái ngược với những môn thể thao truyền thống, các môn thể thao điện tử, vai trò của HLV có phần mờ nhạt hơn.

Có người còn cho rằng, HLV thậm chí không cần thiết trong Esports bởi họ không có những đóng góp trực tiếp vào kết quả trận đấu. Các HLV Esports sẽ hoàn toàn tách biệt với tuyển thủ trong khi trận đấu diễn ra.

Các HLV ở các bộ môn Esports sẽ không có quyền can thiệp trực tiếp vào trận đấu, thay vào đó họ sẽ là người chuẩn bị chiến thuật và đội hình trước trận, theo dõi các tuyển thủ thi đấu và đưa ra các phản hồi sau khi trận đấu kết thúc. Các HLV sẽ có một quãng thời gian chuẩn bị trước trận đấu bắt đầu. Sau đó, họ sẽ được đưa vào phòng chờ có màn hình theo dõi trực tiếp, nơi họ có thể quan sát các diễn biến trong trận đấu.

Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu? - Ảnh 1
Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu? 

Thi đấu mà không có HLV bên cạnh, do đó, vai trò của người đội trưởng, hay người đưa ra chỉ đạo trong trận đấu là vô cùng quan trọng đối với các tựa game Esports. Trong một số trường hợp, dù rất hiếm khi xảy ra, các HLV vẫn có thể đưa ra các chỉ đạo trực tiếp vào trận đấu. Tuy nhiên, những phương án này đều chưa thể áp dụng hiệu quả đối với các bộ môn Esports.

Thay vào đó, HLV sẽ sử dụng tai nghe để giao tiếp với các tuyển thủ thông qua kênh Discord hoặc thông qua hệ thống chat trong game. Với cách này, HLV sẽ không ngồi trong phòng chờ mà sẽ đứng phía sau các tuyển thủ, có thể giao tiếp và trực tiếp chỉ đạo từng đường đi nước bước. Các HLV sẽ quan sát trận đấu thông qua màn hình của các tuyển thủ thay vì màn hình trận đấu chung.

Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu? - Ảnh 2
Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu? 

Không có phương án nào là hoàn hảo cả. Hỗ trợ Kim “Olleh” Joo-sung của đội tuyển LMHT Golden Guardians từng bày tỏ sự quan ngại về phương pháp này: "Tôi lo sợ rằng phương pháp này sẽ biến các tuyển thủ thành một con cờ, luôn luôn phải làm theo chỉ đạo của các HLV. Thú thật, trong bối cảnh đó, tôi không nghĩ mình đang chơi games mà chỉ là một thế thân mà thôi."

Tiêu biểu vào năm 2021, việc Alliance sử dụng huấn luyện viên trong quá trình thi đấu tại Season 2 Dota Pro Circuit 2021 đang tạo ra cuộc tranh cãi gay gắt trong cộng đồng. Các thành viên của OG tin rằng HLV trong game không chỉ đem lại sự bất công rõ ràng:

Ceb mỉa mai răng: “Theo hiểu biết của tôi, Alliance là đội duy nhất làm việc này bởi vì nó luôn bị cấm đoán. Với tôi, nó đơn giản là việc bạn làm mọi thứ có thể để có lợi thế. Và điều đó là công bằng mà ngay cả khi tôi chẳng mấy tôn trọng mấy cách làm kiểu đó”.

Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu? - Ảnh 3
Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu? 

Cũng giống như bóng rổ hay bóng chuyền, tại thời điểm time-out, các HLV có thể sử dụng quyền hội ý chiến thuật và nếu nhận được sự đồng ý của trọng tài, trận đấu sẽ được tạm dừng để các HLV trò chuyện với các tuyển thủ. Trong khoảng thời gian ngắn, các HLV có thể truyền đạt lại chiến thuật hoặc đơn giản là để các tuyển thủ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhỏ.

Tuy nhiên, phương pháp này thậm chí còn bị chê bai bởi chính các HLV. Reapered, người từng dẫn dắt Cloud9 và 100T vô địch LCS chia sẻ:

"Đối với các tựa game có nhịp độ thi đấu nhanh, các trận đấu diễn ra trong thời gian ngắn như Valorant, time-out sẽ có tác dụng, còn đối với các tựa game như LMHT, một tình huống thi đấu cũng có thể kéo dài và những lần time-out sẽ làm hỏng nhịp độ của trận đấu. Không chỉ các tuyển thủ, những người hâm mộ cũng sẽ chán ngán bởi quãng thời gian nhàm chán khi hội ý."

Cựu tuyển thủ LMHT từng thi đấu tại LCK, LPL, LEC -  Yoo “Ryu” Sang-wook thể hiện quan điểm không đồng tình về việc nâng tầm ảnh hưởng của HLV trong trận đấu:

"Nghe thì có vẻ khá thú vị, nhưng tôi phản đối ý tưởng này. Đối với các tuyển thủ, họ sẽ rất khó để chấp nhận bị điều khiển. Nếu các HLV có quyền can thiệp, tôi nghĩ quyền hạn của họ nên ở mức thấp nhất có thể."

Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu? - Ảnh 4
Lý giải việc các HLV Esports bị giới hạn quyền hành trong trận đấu?

Vào năm 2016, Valve đã đưa ra một điều luật, qua đó giới hạn "quyền lực" can thiệp vào trận đấu của những HLV trong trận đấu. Cụ thể, huấn luyện viên sẽ không được nói chuyện với game thủ trong những khoảng thời gian sau: Thời gian khởi động trước trận đấu, thời gian timeout bàn chiến thuật 30 giây, cũng như cả trong khi những round đấu đang diễn ra:

"Với việc huấn luyện viên có quyền nói chuyện một cách thoải mái với 5 tuyển thủ trong lúc thi đấu, họ cũng mạnh chẳng kém một game thủ thứ 6 trong đội, với nhiều vai trò từ theo dõi tình hình tài chính sau từng round đấu, call chiến thuật cũng như cảnh báo những nguy cơ cho game thủ đang ngồi trước màn hình máy tính. Chúng tôi coi bất kỳ ai làm những công việc đó là tuyển thủ.

Mục tiêu của Valve là tạo ra một tựa game nơi 5 tuyển thủ xuất sắc nhất phải có cả kỹ năng, óc quan sát chiến thuật, cho nên việc HLV tham gia vào các giải đấu của chúng tôi hiện tại không phù hợp với mục tiêu đã đặt ra. Do đó, những giải đấu trong tương lai do Valve đồng tổ chức sẽ được xiết chặt hơn về vấn đề huấn luyện viên thông qua những điều luật mới."

Không thể phủ nhận rằng quyết định giới hạn quyền hành của HLV trong trận đấu Esports nhằm mục đích chính là để nâng cao tầm quan trọng các tuyển thủ, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các đội. Do đó, các tuyển thủ sẽ phải rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau để xứng tầm trở thành một tuyển thủ Esports chuyên nghiệp.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá