--> --> --> -->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Gửi bài back-to-top
Bóng rổ NBA

Hành trình chạy trốn khỏi Taliban của nữ cầu thủ bóng rổ Afghanistan

Thứ bảy, 21/08/2021 17:43 (GMT+7)

Chạy trốn Taliban cùng gia đình hồi lên 2 tuổi, bây giờ khi đã 28, Nilofar Bayat, nữ VĐV bóng rổ người Afghanistan, phải tiếp tục hành trình chạy trốn của mình.

-->

Con đường vượt khó

Nilofar Bayat sinh ra và lớn lên ở Afghanistan, nơi mà dưới chế độ Taliban cách đây 20 năm, phụ nữ không được đi làm, đi học, ra đường phải có đàn ông đi kèm. Cô bé Bayat đã phải chứng kiến biết bao bi kịch của những phụ nữ, nhưng cuộc đời cô còn gian truân hơn nhiều. Năm lên 2, cô đã mất 1 chân vì bom đạn sau khi Taliban tấn công khu làng gia đình cô sinh sống.

Nhiều họ hàng của Bayat đã thiệt mạng. Bayat căm phẫn Taliban. Cô bé lớn lên mà không được đi học, không biết thế giới bên ngoài như thế nào. Thậm chí với cái chân bị cụt, sinh hoạt thường ngày với Bayat cũng là cả một vấn đề.

Hành trình chạy trốn khỏi Taliban của nữ VĐV bóng rổ Afghanistan  - Ảnh 4
Bayat có một niềm đam mê to lớn với bóng rổ

Nhưng may mắn cho cô là năm lên 8, chế độ Taliban bị lật đổ, phụ nữ Afghanistan được đòi lại quyền con người. Bayat được đi học, cô bé cũng có chiếc xe lăn đầu đời. Và kể từ đó, Bayat bắt đầu hành trình vươn lên của mình. Bên cạnh học văn hóa, cô bé Bayat bắt đầu biết đến bóng rổ và gắn bó với nó kể từ đó.

Dù mất đi đôi chân, song Bayat không hề nản chí, một tay vần xe lăn, một tay cô vẫn điều khiển trái bóng “ngoan ngoãn” chui vào rổ. Tài năng của Bayat dần dần được biết đến, cô tỏa sáng ở trung học rồi đại học. May mắn cho Bayat là dưới thời chế độ dân chủ ở Afghanistan, bóng rổ cũng được quan tâm nhiều vì nó là môn thể thao của người Mỹ. Bayat được thi đấu bóng rổ thường xuyên, thậm chí cô còn trở thành đội trưởng ĐT bóng rổ nữ Afghanistan dự vòng loại Paralympic.

Hành trình chạy trốn khỏi Taliban của nữ VĐV bóng rổ Afghanistan  - Ảnh 3

Bayat và đồng đội đã tập luyện suốt nhiều tháng qua để nuôi hy vọng đến Nhật Bản. Tiếc rằng dù rất nỗ lực, đội bóng của Bayat cũng không thể vượt qua được những đối thủ sừng sỏ trong khu vực. 

Tương lai ở vùng đất mới

Bóng rổ không phải là hoạt động xã hội duy nhất Bayat tham gia. Cô cũng rất nhiệt tình trong việc hỗ trợ phụ nữ Afghanistan vượt khó, đặc biệt là nhưng người chịu tác động nặng nề của chiến tranh. Nhiều tổ chức được thành lập ra dưới sự kêu gọi của Bayat. Sự vươn lên, thành công của cô trở thành niềm tấm gương cho nhiều phụ nữ Afghanistan.

Đội trưởng ĐT nữ Afghanistan không quên truyền cảm hứng bóng rổ cho các trẻ em, đặc biệt là nữ. Nhưng rồi mọi thứ sớm sụp đổ với Bayat. Sau khi Taliban chiếm đóng thủ đô Kabul cách đây không lâu, số phận của các phụ nữ ở Afghanistan lại trở nên mong manh. Một chương tối tăm đang chờ đón Bayat và phụ nữ ở quốc gia Nam Á này.

Hành trình chạy trốn khỏi Taliban của nữ VĐV bóng rổ Afghanistan  - Ảnh 1
Bayat là đội trưởng ĐT bóng rổ nữ Paralympic của Afghanistan

Với một người có ảnh hưởng lớn như Bayat, không tránh khỏi việc cô trở thành mục tiêu trả thù của Taliban sau khi Kabul thất thủ. Vì lý do đó, Bayat đã tìm đường ra nước ngoài.

Cô nhanh chóng được Mỹ và đồng minh thu xếp sang châu Âu tị nạn. Bayat được thông báo bí mật đến đại sứ quán Tây Ban Nha để bắt đầu ti tản. Sở dĩ cô được Tây Ban Nha tiếp nhận cũng vì mối quan hệ thân thiết với nữ nhà báo Antonio Pampliega, người đã nhiều lần viết về nghị lực vươn lên của Bayat. 

Chính Antonio Pampliega từng bị bắt cóc tại Afghanistan nhưng nhờ sức ép từ Bayat cùng các tổ chức nhân quyền cô theo đuổi mà nữ nhà báo Tây Ban Nha đã được Taliban thả.

Hành trình chạy trốn khỏi Taliban của nữ VĐV bóng rổ Afghanistan  - Ảnh 5
Bayat và chồng trên chuyến bay quân sự rời quê nhà

Đáp lại, Antonio Pampliega muốn đưa gia đình Bayat sang châu Âu một khi Taliban trở lại. Và bằng mối quan hệ của mình, cô đã nhiệt tình giúp đỡ Bayat.

Nữ cầu thủ này được phía Tây Ban Nha chấp thuận, nhưng cô được cảnh báo giữ thông tin tuyệt mật. Chỉ sát ngày lên đường, cô gái 28 tuổi này mới cho gia đình biết. Hành lý của cả nhà cũng gọn nhẹ nhất có thể.

Rất may mắn, Bayat cùng chồng đã chạy thoát thành công đến sân bay Kabul. Tại đây, cô được binh lính Tây Ban Nha thu xếp lên máy bay vận tải và bắt đầu hành trình rời bỏ quê hương. Cô quá cảnh ở Uzbekistan rồi sau đó bay thẳng bằng máy bay thương mại sang Tây Ban Nha.

Bayat sẽ phải làm lại tất cả ở vùng đất mới. Nhưng may mắn là cô sẽ nhận được sự giúp đỡ tối đa từ liên đoàn bóng rổ Tây Ban Nha. Các lãnh đạo tổ chức này đã cam kết cung cấp nhà, công việc cho Bayat. 

Đến lúc này, có thể nói nói Bayat đã nhận được một cái kết có hậu về hành trình vươn lên gian khổ của mình.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá