--> --> --> -->
iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Gửi bài back-to-top
Esports Liên minh huyền thoại

Giải mã 'thế giới thể thao điện tử' Hàn Quốc

Thứ hai, 21/06/2021 11:22 (GMT+7)

Mỗi năm, hàng nghìn thanh thiếu niên Hàn Quốc cạnh tranh để gia nhập các đội thể thao điện tử chuyên nghiệp, nhưng chỉ một số ít thành công. Để giải quyết bài toán này, một công ty của Mỹ ở Seoul, Gen.G Esports đã đi tiên phong để giúp các game thủ trẻ tìm được nhiều cơ hội hơn.

Các sinh viên tập trung ăn xong bữa trưa trước khi tập trung trong một căn phòng có ánh sáng yếu với dàn máy tính công suất lớn. Ở đó, các huấn luyện viên giúp họ học cách vượt qua đối thủ trong một thế giới giả tưởng kỹ thuật số đầy rẫy những cuộc phục kích và quái vật. Giờ học thường kết thúc vào lúc 5 giờ chiều, nhưng việc luyện tập cá nhân vẫn tiếp tục diễn ra đến nửa đêm - tất cả đều là một ngày làm việc chăm chỉ của các sinh viên tại một trong nhiều học viện thể thao điện tử của Hàn Quốc.

“Tôi chỉ ngủ ba hoặc bốn tiếng mỗi ngày”, Kim Min-soo, 17 tuổi, một học sinh phải đeo nẹp quanh tay phải để bớt đau do chơi game quá nhiều, chia sẻ. “Nhưng tôi muốn trở thành một ngôi sao. Tôi mơ về một đấu trường thể thao điện tử chật kín người hâm mộ vì tôi”.

>>> XEM NGAY: Tin tức thể thao điện tử esport

Những sinh viên như Min-soo thường mang trong mình một nguồn năng lượng cạnh tranh mãnh liệt, gắn liền với nền giáo dục Hàn Quốc trong quá trình đào tạo tại các học viện thể thao điện tử. Hàn Quốc được coi là nơi sản sinh ra thể thao điện tử, nhưng ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD có tính chọn lọc cao này vẫn bị nhiều người trong nước dè bỉu. Các học viện đã nỗ lực làm việc để thay đổi quan điểm đó và mang đến cho hàng nghìn người trẻ cơ hội theo đuổi đam mê ở một nơi mà chơi game từ lâu đã được coi là một cách sống.

Giải mã 'thế giới thể thao điện tử' Hàn Quốc - Ảnh 1

“Các tuyển thủ phải thực hiện các bài tập chiến thuật trên game trước khi thi đấu, vì nếu ảnh hưởng tới kết quả của đội, họ có thể bị loại. Các game thủ Hàn Quốc thực sự rất nghiêm túc”, Jeon Dong-jin, Giám đốc công ty phát triển và phát hành trò chơi điện tử Blizzard Entertainment tại Hàn Quốc, chia sẻ trên diễn đàn.

Game online phát triển sớm và mạnh mẽ hơn ở Hàn Quốc so với phần còn lại của thế giới. Khi đất nước này bắt đầu phổ cập Internet tốc độ cao vào cuối những năm 1990, các quán Internet mở 24/24 được gọi là PC bangs mọc lên ồ ạt.

Những quán net này đã trở thành điểm nóng cho văn hóa chơi game, là nơi tổ chức các giải đấu không chính thức. Đến năm 2000, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên phát sóng các giải đấu game trực tuyến trên truyền hình cáp.

Theo một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục vào năm ngoái, Thể thao điện tử (Esports) hiện là công việc đáng mơ ước đứng thứ 5 của sinh viên Hàn Quốc, sau những nghề nghiệp như vận động viên, bác sĩ, giáo viên và người sáng tạo nội dung số. Đây cũng là bộ môn sẽ tranh huy chương tại ASIAD 2022.

Những tuyển thủ nổi tiếng như Lee Sang-hyeok (Faker) có sức hút ngang với các thần tượng K-pop khi sở hữu khối tài sản khủng và hàng triệu người hâm mộ. Trước đại dịch, các sự kiện Esports thường chật kín khán giả, tạo ra bầu không khí giống như sự kết hợp giữa một buổi liveshow nhạc rock và sàn đấu vật chuyên nghiệp.

Giải mã 'thế giới thể thao điện tử' Hàn Quốc - Ảnh 2

Sự quyến rũ của thể thao điện tử khó có thể cưỡng lại được. Các bậc phụ huynh thường đưa con em mình đến trung tâm tư vấn để cai nghiện game hoặc đến các trại huấn luyện phục hồi chức năng. Khi ai đó yêu cầu miễn nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc, các quan chức sẽ điều tra xem họ có chơi game liên quan tới súng và bạo lực hay không.

Đôi khi cũng có học sinh bỏ học để có nhiều thời gian chơi game. Nhưng chỉ một số ít sẽ có cơ hội thành công.

10 đội Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp được nhượng quyền thương mại ở Hàn Quốc chỉ có tổng cộng 200 tuyển thủ. Nếu như các game thủ bị loại khỏi đội và thường không có bằng tốt nghiệp trung học do bỏ học thì họ sẽ khó khăn khi tìm việc sau này. Khác với một số trường đại học của Mỹ, các trường ở Hàn Quốc không tuyển sinh dựa trên kỹ năng chơi game.

Để giải quyết được vấn đề này, Gen.G, một công ty thể thao điện tử có trụ sở tại California đã mở Học viện thể thao điện tử Gen.G Elite tại Seoul vào năm 2019, vì theo Joseph Baek - Giám đốc Chương trình tại Học viện Gen.G, “Hàn Quốc vẫn được coi là thánh địa của Esports”.

Học viện đào tạo thanh niên Hàn Quốc và các sinh viên khác nhau về cách trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp đồng thời giúp những người yêu thích Esports tìm kiếm cơ hội việc làm như streamer, marketing và phân tích dữ liệu. Gen.G cũng kết hợp với công ty giáo dục Elite Open School triển khai cho học viên tham gia các khóa học tiếng Anh hay hỗ trợ lấy bằng tốt nghiệp trung học của Mỹ để có thể đăng ký học bổng Esports ứng tuyển vào các trường đại học ở Hoa Kỳ.

Giải mã 'thế giới thể thao điện tử' Hàn Quốc - Ảnh 3

Những học viên đến trường Elite Open được chia thành các lớp học đặt tên theo các trường đại học Hoa Kỳ như Columbia, MIT và Duke. Họ học tiếng Anh, lịch sử Hoa Kỳ và một số môn học bắt buộc khác. Các lớp học thường diễn ra trong vòng 2 tiếng vào buổi sáng.

“Thách thức của tôi là giữ cho học viên tỉnh táo và tham gia tích cực vào giờ học”, Sam Suh, một giáo viên tiếng Anh cho biết.

Buổi chiều, hai chiếc xe buýt đưa các cầu thủ trẻ đến Học viện Gen.G. để tham gia một buổi tập huấn chuyên sâu.

Anthony Bazire, một cựu học viên 22 tuổi của Học viện Gen.G đến từ Pháp, cho biết anh chọn Hàn Quốc làm địa điểm tập luyện vì biết đây là nơi có một số tuyển thủ giỏi nhất. Hiện tại, những tuyển thủ giỏi nhất của Liên Minh Huyền Thoại, Overwatch và StarCraft II chủ yếu là người Hàn Quốc. “Khi bạn thấy mọi người tập luyện chăm chỉ, điều đó sẽ thúc đẩy bạn” anh nói.

Giải mã 'thế giới thể thao điện tử' Hàn Quốc - Ảnh 4

Chương trình Gen.G là tiên phong cho mô hình này ở Hàn Quốc, thậm chí đã giúp một số học sinh trung học thuyết phục cha mẹ rằng Esports cũng là một nghề nghiệp mang lại sự thành công.

Kim Hyeon-yeong, học sinh năm 2 trung học, đã chơi Liên Minh Huyền Thoại khoảng 10 tiếng mỗi ngày. Kỹ năng của anh đã được cải thiện rất nhiều. Vào mùa hè năm 2019, anh quyết định bỏ học để theo đuổi Esports chuyên nghiệp.

“Cha mẹ tôi hoàn toàn phản đối... Tôi nói với họ rằng tôi sẽ không hối hận vì đây là điều duy nhất tôi muốn làm”.

Mẹ của Kim, Lee Ji-eun, 46 tuổi, đã đau buồn rất lâu về việc này. Cô Lee cuối cùng đã quyết định ủng hộ con trai mình khi được hỏi: “Mẹ ơi, mẹ đã ước mơ gì khi ở tuổi con?”.

Giải mã 'thế giới thể thao điện tử' Hàn Quốc - Ảnh 5

Kim đã nghiên cứu chương trình Gen.G với chi phí 25.000 USD mỗi năm và đưa mẹ đến học viện để thuyết phục bà rằng anh sẽ trở thành tuyển thủ Esports chuyên nghiệp. Kết quả là, nỗ lực cho ước mơ của anh được đền đáp bằng việc trúng tuyển vào Đại học Kentucky.

Bazire, một tuyển thủ người Pháp, đã gia nhập đội Liên Minh Huyền Thoại của Gen.G với tư cách là thực tập sinh vào tháng 3. Anh và các thực tập sinh khác nhận được mức lương khiêm tốn cũng như được hỗ trợ ăn ở trong một căn hộ chung cư ở Seoul. Họ tập luyện tới 18 giờ mỗi ngày, nhiều hơn 60 đến 70% so với những cầu thủ mà anh biết ở Pháp.

Để đảm bảo một vị trí cố định, thực tập sinh phải vượt qua giải hạng hai lên các giải đấu cấp cao hơn, nơi các tuyển thủ chuyên nghiệp Liên Minh Huyền Thoại nhận mức lương trung bình 200.000 USD mỗi năm cũng như tiền thưởng và các hợp đồng tài trợ.

Khi càng ngày càng có nhiều tài năng trẻ và nhanh nhẹn bắt kịp, hầu hết các tuyển thủ Esports ở Hàn Quốc đều kết thúc sự nghiệp khi bước sang tuổi 26.

Min-soo lần đầu tiên cảm nhận được bầu không khí sôi động của một đấu trường esports khi cậu ấy còn học cấp hai và mơ ước trở thành một ngôi sao Esports. Kể từ năm 2019, cậu đã thức dậy lúc 6 giờ sáng mỗi ngày, đi xe buýt và tàu điện ngầm kéo dài hai giờ đến Học viện Gen.G. Cậu ấy trở về nhà lúc 11:30 tối và sau đó tiếp tục luyện tập, hiếm khi đi ngủ trước 3 giờ sáng.

Sau 2 năm nỗ lực, cậu ấy cuối cùng cũng đủ điều kiện tham gia những bài đánh giá khắt khe với mục tiêu là trở thành một thực tập sinh trong một đội chuyên nghiệp. Min soo cũng chia sẻ rằng: “Đó là một cuộc sống khó khăn và cô đơn vì bạn phải từ bỏ những thứ khác như bạn bè. Nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vì được làm những gì tôi thích nhất”.

Giải mã 'thế giới thể thao điện tử' Hàn Quốc - Ảnh 6
TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá