iThethao.vn - Trang tin Thể Thao hàng đầu Việt Nam

Bi kịch của Olympic Tokyo 2021: Quen dần với chuẩn ‘ba không’

Thứ năm, 22/07/2021 11:00 (GMT+7)

Một năm sau ngày bắt đầu nguyên gốc, Olympic Tokyo 2021 sẽ chính thức khai mạc trong tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 và không có nhiều truyền thống mà các vận động viên yêu thích.

Cuối cùng, Thế vận hội Tokyo sẽ bắt đầu vào tuần này. Các vận động viên đã chờ thêm một năm để đến Thế vận hội Mùa hè cũng có thể tận hưởng tất cả các truyền thống làm nên sự đặc biệt của Olympic: diễu hành trong Lễ khai mạc, chia sẻ bữa ăn trong nhà ăn của làng vận động viên, bắt tay đối thủ của họ, thể hiện sự thống nhất, đoàn kết toàn cầu…

Nhưng khoan, chờ đã. Có gì đó không đúng ở đây. Trong Playbook của vận động viên, một cuốn sách hướng dẫn dài 70 trang về giao thức phòng chống Covid-19 cho biết họ sẽ không được đứng gần nhau, chưa nói đến bắt tay hay ôm hôn. Các vận động viên nên ngồi ăn một mình, hoặc ngồi cách xa nhau tối thiểu 2 mét. Tránh không gian đông đúc. Không được hát hay hô hào cổ vũ đồng đội. Đến các khu du lịch và khám phá ẩm thực Nhật Bản? Không nốt, vận động viên sẽ không được ra khỏi làng Olympic cho đến khi thi đấu xong xuôi và ra về.

Olympic Tokyo 2021: Không người hâm mộ, không gia đình, không niềm vui? - Ảnh 1

“Điều duy nhất tôi lo lắng là bị nhốt trong căn phòng của chính mình”, vận động viên thể dục Mỹ, Suni Lee nói. “Tôi thực sự không biết chúng tôi phải làm gì để giết thời gian. Chúng tôi sẽ phải mang theo đồ chơi điện tử hoặc thứ gì đó”.

Khi Thế vận hội bị hoãn vào tháng 3 năm 2020, Ủy ban Olympic Quốc tế và các nhà tổ chức Tokyo hy vọng đại dịch sẽ được kiểm soát gần hết vào lúc này. Một năm sau ngày khai mạc ban đầu, Olympic mùa hè sẽ bắt đầu tại Tokyo trong tình trạng Covid-19 khẩn cấp, với các ca mắc bệnh mơi tăng nhanh và tỷ lệ tiêm chủng toàn Nhật Bản chỉ đạt 20% - đứng thứ 61 trên thế giới. Vào thứ Sáu tuần trước, các cuộc xét nghiệm xác định được người đầu tiên dương tính với Covid-19 trong làng Olympic.

Lo ngại Olympic Tokyo 2021 có thể trở thành một sự kiện khiến dịch bệnh lan rộng hơn, hoặc thậm chí phát sinh một biến thể Covid-19 mới khiến người dân Nhật Bản cực lực phản đối. Với 11.000 vận động viên đến từ 205 quốc gia, ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh cũng sẽ mang đến cho họ những trải nghiệm khác xa tưởng tượng hoặc mong muốn.

Olympic Tokyo 2021: Không người hâm mộ, không gia đình, không niềm vui? - Ảnh 2

Thời gian lưu trú của họ ở Làng Olympic sẽ bị cắt ngắn, với các vận động viên được yêu cầu rời đi trong vòng 48 giờ sau khi sự kiện của họ kết thúc. Không gia đình hoặc bạn bè nào được phép đến Nhật Bản. Vì khán giả bị cấm nên các vận động viên sẽ thi đấu trong một môi trường tương đối vô trùng và vô cảm, không có màu sắc và tiếng ồn, không luôn năng lượng của một thế vận hội điển hình.

Một số ít vận động viên đã bỏ Thế vận hội vì lo ngại nhiễm Covid-19 hoặc không thích các quy định nghiêm ngặt. Nhưng nhiều người đã vượt qua thời gian trì hoãn kéo dài, sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để Tokyo 2021 diễn ra.

Alise Willoughby của St. Cloud, vận động viên ba lần đạt chuẩn Olympic BMX, cho biết: “Chúng ta đang ở một nơi tốt hơn so với một năm trước đây, để cung cấp một môi trường an toàn tuyệt đối cho tất cả mọi người”.

“Họ có thể sẽ phải giữ chúng tôi trong bong bóng lâu hơn bao giờ hết. Nó sẽ giống như một cảnh truyền hình mà không có người hâm mộ ở đó. Nhưng hy vọng Olympic có thể là một chút ánh sáng trong thời kỳ đen tối này”.

Olympic Tokyo 2021: Không người hâm mộ, không gia đình, không niềm vui? - Ảnh 3

Lo lắng về nhiều thứ hơn là thể thao

Tuần trước, Suni Lee và huấn luyện viên của cô ấy, Jess Graba, đã cố gắng điều hướng mạng lưới các yêu cầu phức tạp cho chuyến du lịch đến Nhật Bản. Tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu từ thứ Hai tuần trước - lần thứ tư được tuyên bố trong 16 tháng qua - sẽ kéo dài suốt Thế vận hội và hơn thế nữa.

Công chúng Nhật Bản vẫn cảnh giác với việc đăng cai Thế vận hội mùa hè; một cuộc thăm dò của Ipsos được công bố hôm thứ Tư cho thấy chỉ có 22% những người được khảo sát tin rằng Thế vận hội sẽ diễn ra theo đúng lịch trình. Biến thể Delta đã xuất hiện tại Nhật Bản và khiến số người mắc Covid-19 vẫn tăng lên từng ngày. Một số ứng dụng báo cáo không hoạt động như mong đợi cũng khiến các vận động viên gặp nhiều khó khăn hơn.

“Mọi thứ thật căng thẳng,” Graba nói. “Sẽ tuyệt hơn nhiều khi chúng tôi chỉ phải lo lắng về thể dục dụng cụ”.

Olympic Tokyo 2021: Không người hâm mộ, không gia đình, không niềm vui? - Ảnh 4

Gia đình Lee dự định đi du lịch đến Tokyo để xem cô thi đấu. Điều đó đã thay đổi vào tháng 3, khi người hâm mộ từ bên ngoài Nhật Bản - bao gồm cả con cái, vợ/chồng và bố mẹ của các vận động viên - bị cấm. Đầu tháng này, lệnh cấm đã được mở rộng cho tất cả khán giả, bất chấp kế hoạch ban đầu là mở cửa cho một số người hâm mộ Nhật Bản.

Mọi vận động viên sẽ rơi vào trạng thái hụt hẫng như Lee, nhưng họ sẽ phải tìm ra điểm tích cực để bước tiếp, tiến lên để giành thành tích cao cho nước nhà. Tin tốt là rất nhiều người đã có trải nghiệm thi đấu trong đấu trường trống trơn, kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu vào đầu năm ngoái.

Ban tổ chức và một số nhà đài đã tính đến phương án lồng ghép tiếng cổ vũ cũ vào các chương trình truyền trực tiếp. Tuy nhiên, cua rơ đua xe đạp leo núi, Cathy Condie tin rằng khán giả truyền hình sẽ thích “âm thanh thi đấu” hơn, khi không gian yên tĩnh làm nổi bật các tiếng hét, tranh cãi của vận động viên.

Olympic Tokyo 2021: Không người hâm mộ, không gia đình, không niềm vui? - Ảnh 6

“Tất cả phải lười biếng”

Các vận động viên đầu tiên đã đến Làng Olympic ở Tokyo vào tuần trước. Việc tiêm phòng không phải là bắt buộc và một số vận động viên - bao gồm cả ngôi sao bơi lội người Mỹ Michael Andrew - cho biết họ không có kế hoạch tiêm chủng. Ủy ban Olympic Quốc tế cho biết họ hy vọng 85% cư dân trong làng sẽ được chủng ngừa và các vận động viên sẽ được kiểm tra hàng ngày khi ở Nhật Bản. Tính đến hôm nay, đã có 75 trường hợp mắc Covid-19 trong và ngoài làng vận động viên.

Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có thông tin nào về việc các vận động viên được phép diễu hành trong lễ khai mạc Olympic 2021 vào tối 23/7 tới hay không. Cùng với rước đuốc, đây là một trong những hình ảnh biểu tượng của các kỳ Thế vận hội. Nhiều nguồn tin cho biết Olympic sẽ chỉ có các đoàn một số người đại diện xuất hiện - bao gồm 2 vận động viên cầm cờ. Một lễ khai mạc Olympic kỳ lạ nhất sắp sửa diễn ra, mở màn cho kỳ thế vận hội kỳ lạ nhất lịch sử.“Chúng tôi sẽ tham gia lễ bế mạc, nhưng chúng tôi phải xem lễ khai mạc trên TV”, Lee nói thêm. “Mọi người sẽ phải lười biếng một chút”.

Olympic Tokyo 2021: Không người hâm mộ, không gia đình, không niềm vui? - Ảnh 5

Với các vận động viên, họ cũng bị “cấm cửa” trong làng Olympic cho đến khi hoàn thành nội dung thi đấu. Việc nói chuyện, bắt tay hay ôm hôn nhau đều không được phép, ngay cả trong bữa ăn chung. Mỗi người được yêu cầu ngồi cách xa nhau ít nhất 2 mét. Thậm chí, họ không thể ca hát hay hò hét cổ vũ đồng đội, vì việc làm đó tạo ra nguy cơ lây nhiễm Coivd-19.

“Có lẽ chúng tôi sẽ tập trang điểm và làm tóc, hoặc chơi game”, Suni Lee nói. “Có thể ngồi dán mắt vào điện thoại của chúng tôi 24/7. Tôi không biết chúng tôi sẽ làm gì. Nó chắc chắn sẽ khác thường lệ”.

Giây phút tự hào nhất của người chiến thắng - lễ trao huy chương cũng đi vào quy tắc giãn cách xã hội. Sẽ không có quan chức Olympic nào lên trao huy chương, linh vật và vòng nguyệt quế cho các vận động viên. Thay vào đó, họ sẽ phải tự đến khay huy chương đặt sẵn và tự lấy “phần thưởng” cho mình.

Không gia đình, không người hâm mộ, không luôn niềm vui? Không hẳn. Vẫn có rất nhiều người trong 11.000 vận động viên đến Nhật Bản cảm thấy hạnh phúc, đơn giản vì Olympic sẽ diễn ra. Họ sẽ được đại diện cho Tổ quốc của mình và tranh tài với các vận động viên trên khắp thế giới. Đó là cơ hội chỉ đến 4 năm một lần, và không phải ai cũng dễ dàng giành được.

Xem lại bóng đá |  Keonhacai tv |  bongda tv